• vn us

Hotline: 0906582568

Chăm sóc khách hàng

TIN NƯỚC SẠCH VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TỪ UNICEF


Trước khi UNICEF cung cấp nước máy cho các hộ gia đình của xã Lộc Tiến,
nằm cách thành phố Huế 50 km ở vùng miền Trung của Việt nam, bà Hiền 62
tuổi cùng con dâu của mình phải đi bộ 30 m đến cái giếng gần nhất mỗi
khi họ cần nước.

Vì giếng họ dùng được đào trong đất, nên nước mà họ lấy được thậm chí không
được sạch sẽ lắm. “Thật là tuyệt vời có nước máy trong nhà riêng của mình.
Và cả nhà vệ sinh nữa”, bà Hiền nói. Cộng đồng của bà Hiền được hưởng lợi
từ dự án mới thực hiện để cải thiện vấn đề nước và vệ sinh cho 14 xã của
huyện với sự giúp đỡ của chính bản thân các hộ gia đình. Bằng cách yêu cầu
các hộ gia đình đóng góp một phần kinh phí, dựa trên cơ sở giá cả đã thỏa
thuận và khả năng chi trả, UNICEF đã khuyến khích các cộng đồng chủ động
tích cực trong vấn đề cung cấp nước tại địa phương. Các can thiệp như kiểu
này giúp cho các gia đình tránh được các bi kịch như đã xảy đến với Vit và
gia đình sống ở Minh Lương – một làng ở vùng sâu miền núi ở Tây Bắc Việt
nam. “Tôi sinh được 9 người con, ” Vit nói, “nhưng chỉ có 3 đứa sống được.
Sáu đứa con tôi đã chết vì bệnh tật như tiêu chảy hoặc sởi mà ngày nay có
thể ngăn chặn được nếu có vệ sinh, có chăm sóc và thuốc tốt.” Ở Việt nam,
các cơ sở không đủ điều kiện vệ sinh, các thực hành vệ sinh kém, và uống
nước bị nhiễm bẩn là nguyên nhân của gần một nửa số tử vong và mắc bệnh
trong số trẻ em nhỏ tuổi nhất ở trong nước, kể cả tỷ lệ suy dinh dưỡng cao.
Mặc dù có những nỗ lực của chính phủ và UNICEF, cũng như sự tham gia ngày
càng tăng của bản thân các hộ gia đình, hơn 50% dân số Việt nam ở vùng nông
thôn vẫn chưa có tiếp cận với việc cung cấp nước an toàn. Chỉ có 1/3 dân số
nông thôn có thể nói là có các cơ sở đủ điều kiện vệ sinh và ở các vùng
nghèo hơn và người dân tộc thiểu số, con số này thậm chí còn thấp hơn.
Trong số có tiếp cận được với điều kiện vệ sinh, chỉ có 17% biết sử dụng
như thế nào các cơ sở này một cách vệ sinh, làm tăng nguy cơ của trẻ em bị
mắc các bệnh lây qua đường nước. UNICEF đang trợ giúp mục tiêu của chính
phủ Việt nam là cung cấp 50% dân số vùng nông thôn của Việt nam với các cơ
sở có điều kiện vệ sinh tốt vào năm 2005 và 60% có nước uống an toàn, kể cả
các điều kiện vệ sinh phù hợp với trẻ em tại các trường tiểu học, nhà trẻ
và trung tâm y tế. Trong hơn một thập kỷ qua, UNICEF đã giúp đỡ chính phủ
thiết lập Các Văn phòng Nước sạch và Vệ sinh nông thôn tại mỗi tỉnh. Kết
quả là có hơn 200.000 cơ sở nước sạch đã được xây dựng, cung cấp việc tiếp
cận nước uống sạch lần đầu tiên cho trên 2 triệu người. Với sự giúp đỡ của
UNICEF, chính phủ cũng đã xây dựng hàng ngàn cơ sở vệ sinh trong các trường
tiểu học ở nông thôn và khuyến khích một môi trường thân thiện với trẻ em
và nhờ đó tự bản thân trẻ em hiểu được rằng nước không an toàn gây ra các
bệnh như tả, kiết lỵ và thương hàn. Các cuộc thi vẽ tranh đã được tổ chức
và các bức tranh đẹp nhất được treo trên tường của nhà vệ sinh trong trường
học. Trẻ em rất vui khi nhìn thấy các bức tranh của mình được trưng bày và
trở nên tích cực tham gia vào việc tạo nên những nhà vệ sinh thân thiện với
trẻ em và lớn lên trong một môi trường trong sạch và lành mạnh.

“Thật là tuyệt vời có nước máy trong nhà riêng của mình. Và cả nhà vệ sinh
nữa”, bà Hiền nói.

Cộng đồng của bà Hiền được hưởng lợi từ dự án mới thực hiện để cải thiện
vấn đề nước và vệ sinh cho 14 xã của huyện với sự giúp đỡ của chính bản
thân các hộ gia đình. Bằng cách yêu cầu các hộ gia đình đóng góp một phần
kinh phí, dựa trên cơ sở giá cả đã thỏa thuận và khả năng chi trả, UNICEF
đã khuyến khích các cộng đồng chủ động tích cực trong vấn đề cung cấp nước
tại địa phương.

Các can thiệp như kiểu này giúp cho các gia đình tránh được các bi kịch như
đã xảy đến với Vit và gia đình sống ở Minh Lương – một làng ở vùng sâu miền
núi ở Tây Bắc Việt nam.

“Tôi sinh được 9 người con, ” Vit nói, “nhưng chỉ có 3 đứa sống được. Sáu
đứa con tôi đã chết vì bệnh tật như tiêu chảy hoặc sởi mà ngày nay có thể
ngăn chặn được nếu có vệ sinh, có chăm sóc và thuốc tốt.”

Ở Việt nam, các cơ sở không đủ điều kiện vệ sinh, các thực hành vệ sinh
kém, và uống nước bị nhiễm bẩn là nguyên nhân của gần một nửa số tử vong và
mắc bệnh trong số trẻ em nhỏ tuổi nhất ở trong nước, kể cả tỷ lệ suy dinh
dưỡng cao.

Mặc dù có những nỗ lực của chính phủ và UNICEF, cũng như sự tham gia ngày
càng tăng của bản thân các hộ gia đình, hơn 50% dân số Việt nam ở vùng nông
thôn vẫn chưa có tiếp cận với việc cung cấp nước an toàn.

Chỉ có 1/3 dân số nông thôn có thể nói là có các cơ sở đủ điều kiện vệ sinh
và ở các vùng nghèo hơn và người dân tộc thiểu số, con số này thậm chí còn
thấp hơn. Trong số có tiếp cận được với điều kiện vệ sinh, chỉ có 17% biết
sử dụng như thế nào các cơ sở này một cách vệ sinh, làm tăng nguy cơ của
trẻ em bị mắc các bệnh lây qua đường nước.

UNICEF đang trợ giúp mục tiêu của chính phủ Việt nam là cung cấp 50% dân số
vùng nông thôn của Việt nam với các cơ sở có điều kiện vệ sinh tốt vào năm
2005 và 60% có nước uống an toàn, kể cả các điều kiện vệ sinh phù hợp với
trẻ em tại các trường tiểu học, nhà trẻ và trung tâm y tế.

Trong hơn một thập kỷ qua, UNICEF đã giúp đỡ chính phủ thiết lập Các Văn
phòng Nước sạch và Vệ sinh nông thôn tại mỗi tỉnh. Kết quả là có hơn
200.000 cơ sở nước sạch đã được xây dựng, cung cấp việc tiếp cận nước uống
sạch lần đầu tiên cho trên 2 triệu người.

Với sự giúp đỡ của UNICEF, chính phủ cũng đã xây dựng hàng ngàn cơ sở vệ
sinh trong các trường tiểu học ở nông thôn và khuyến khích một môi trường
thân thiện với trẻ em và nhờ đó tự bản thân trẻ em hiểu được rằng nước
không an toàn gây ra các bệnh như tả, kiết lỵ và thương hàn. Các cuộc thi
vẽ tranh đã được tổ chức và các bức tranh đẹp nhất được treo trên tường của
nhà vệ sinh trong trường học. Trẻ em rất vui khi nhìn thấy các bức tranh
của mình được trưng bày và trở nên tích cực tham gia vào việc tạo nên những
nhà vệ sinh thân thiện với trẻ em và lớn lên trong một môi trường trong
sạch và lành mạnh.


Tin liên quan